Các SEO KPI cần phải đo lường khi tối ưu SEO
Logo

Trong các hoạt động của digital marketing, lưu lượng truy cập (traffic) website thường được chia thành bốn loại: gồm organic traffic , traffic đến từ các chiến dịch quảng cáo (paid traffic), direct traffic do người dùng chủ động tìm kiếm từ trình duyệt và traffic từ các nguồn hoặc bài viết giới thiệu vào website (referral traffic). Đối với các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa lưu lượng truy cập và các hoạt động marketing online của mình, thì luôn muốn tối ưu organic traffic nhiều hơn các nguồn traffic đến từ quảng cáo. Hiện nay, hầu hết các công ty ưu tiên tăng trưởng nguồn organic traffic vì nó mang lại tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn và giúp họ tiến đến việc tăng trưởng marketing một cách bền vững hơn.

Tại sao các công ty nên tập trung vào SEO cho hoạt động kinh doanh trực tuyến?

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là chìa khóa để đảm bảo rằng website của bạn hiển thị tốt và được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google. Bằng cách tối ưu hóa website với các từ khóa liên quan, bạn có thể tăng đáng kể lưu lượng organic traffic, cải thiện độ hiển thị, uy tín của trang web và cuối cùng là tăng trưởng kinh doanh.

Các yếu tố cần được tối ưu trong chiến lược SEO gồm:

SEO được chia thành ba “thành phần” chính: Technical SEO, On-page SEO và Off-page SEO. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại tối ưu:

1. Technical SEO: Tối ưu hóa hiệu suất website

Technical SEO (liên quan tối ưu đến các yếu tố kỹ thuật của website): để đảm bảo website của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật do các công cụ tìm kiếm hiện đại đặt ra nhằm cải thiện xếp hạng tự nhiên. Một số yếu tố quan trọng cần được lưu ý bao gồm:

  • Khả năng thu thập và lập chỉ mục (Crawlability and Indexability): Đảm bảo Google có thể thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang web của bạn một cách dễ dàng. Crawlability là khả năng của một trình crawler trang web, như Googlebot, để truy cập các trang web và tài nguyên trên trang. Vấn đề về Crawlability có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự xếp hạng tìm kiếm hữu cơ của trang web. Và Indexability được hiểu là quá trình thu thập dữ liệu các website trên Internet của công cụ tìm kiếm với những website trên Internet. Sau đó, đánh giá và lưu trữ lại trên cơ sở dữ liệu của công cụ tìm kiếm.
  • Khả năng sử dụng trên di động (Mobile Usability): Đảm bảo trang web của bạn thân thiện với thiết bị di động.
  • Mã nguồn & Công nghệ (Source Code & Technology): Sử dụng các công nghệ thân thiện với SEO.
  • Hiệu suất trang (Site Performance): Tối ưu hóa tốc độ tải trang và kích thước trang cho cả desktop và mobile.
  • Điều hướng trên trang web không bị lỗi (Error-Free Navigation): Loại bỏ lỗi 404, các liên kết hỏng, và nội dung trùng lặp.
  • Điều hướng trang (Site Navigation): Cấu trúc website để giúp người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy nội dung.

2. On-page SEO: Tối ưu hóa nội dung cho công cụ tìm kiếm

On-page SEO tập trung vào việc tối ưu hóa nội dung trên website để xếp hạng cao hơn và thu hút lưu lượng truy cập phù hợp. Những yếu tố quan trọng bao gồm:

  • Thẻ Meta & Thẻ H: Sử dụng đúng các tiêu đề và mô tả meta.
  • Dọn dẹp HTML (HTML Cleanup): Đảm bảo mã nguồn của bạn được tối ưu hóa và sạch sẽ.
  • Liên kết nội bộ (Internal Links): Cải thiện điều hướng website với các liên kết nội bộ mạnh mẽ.
  • Nghiên cứu từ khóa & Phân tích đối thủ: Hiểu rõ ý định người dùng và tối ưu hóa nội dung dựa trên các từ khóa có giá trị cao.
  • Tiêu đề trang và URL (Page Titles and URLs): Viết tiêu đề trang thân thiện với SEO và URL ngắn gọn, mô tả.
  • Tối ưu hóa nội dung: Phát triển nội dung bao gồm các từ khóa đuôi dài và phù hợp với ý định tìm kiếm.
  • Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (Structured Data Markup): Sử dụng schema markup để giúp Google hiểu và thu thập nội dung của bạn nhanh hơn.

Bằng cách tập trung vào những yếu tố này, website của bạn có thể xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm và thu hút nhiều lượt click từ khán giả mục tiêu.

3. Off-page SEO: Xây dựng và nâng cao uy tín cho website của bạn

Off-page SEO tập trung vào việc cải thiện cách các công cụ tìm kiếm và người dùng đánh giá website của bạn về độ uy tín, mức độ chuyên nghiệp và chất lượng nội dung của trang web của bạn. Các chiến lược chính bao gồm:

  • Cần có nhiều backlink chất lượng: Xây dựng hồ sơ backlink mạnh mẽ với các liên kết từ những website uy tín và có liên quan.
  • Loại bỏ liên kết xấu: Loại bỏ các liên kết có hại hoặc không liên quan có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng của bạn.
  • Tương tác trên mạng xã hội: Khuyến khích chia sẻ trên mạng xã hội và quảng bá nội dung trên các nền tảng.
  • Xây dựng liên kết bị hỏng: Xác định và sửa chữa các liên kết hỏng có thể gây hại cho SEO của bạn.

Các KPI SEO cần phải đo lường khi triển khai tối ưu SEO

Đối với các công ty hoặc đội ngũ marketing thì khi làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ SEO (SEO agency), thì việc hiểu đúng về các KPI cần được đo lường của SEO là rất quan trọng. Những chỉ số này đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ SEO mang lại kết quả cụ thể với ngân sách mà công ty bạn đã bỏ ra cho hoạt động tối ưu SEO . Các KPI đo lường SEO quan trọng bao gồm:

  • Số lượng từ khóa & lưu lượng Organic Traffic: Đơn vị tối ưu SEO phải cam kết tăng số lượng từ khóa xếp hạng cao và lưu lượng organic traffic. Mặc dù việc đẩy các từ khóa hàng đầu lên xếp hạng cao trên Google là quan trọng, nhưng tăng trưởng số lượng traffic mới thật sự có ý nghĩa về business cho khách hàng, để làm được điều này thì đòi hỏi một chiến lược từ khóa ổn định, toàn diện và lâu dài.
  • Tốc độ & thời gian tải trang: Một website chậm có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và xếp hạng. Việc theo dõi tốc độ trang, cả trên di động và desktop, là rất quan trọng để cải thiện hiệu suất trên công cụ tìm kiếm.
  • Backlink chất lượng: Số lượng và chất lượng của backlink ảnh hưởng trực tiếp đến độ uy tín và mức độ tin cậy của người dùng đối với website của bạn. Các nhà cung cấp dịch vụ tối ưu SEO nên tập trung vào việc thu hút backlink từ các nguồn uy tín và có liên quan.
  • Nâng cao độ uy tín & xếp hạng trang web: Theo dõi độ tin cậy của tên miền và thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm thường xuyên. Đây là chỉ số quan trọng thể hiện uy tín của website và hiệu suất SEO lâu dài.

Bằng cách tập trung vào các KPI này, các doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng chiến lược SEO của họ mang lại sự tăng trưởng bền vững và lâu dài. Dù bạn mới làm quen với SEO hay đang hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ tối ưu hóa, hiểu các chỉ số này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh có lợi cho doanh nghiệp.