Các doanh nghiệp thường gặp phải những thách thức như lựa chọn rất nhiều giải pháp “qúa sức” hoặc lựa chọn sai lầm, không đúng so với nhu cầu sử dụng thực tế hoặc thiếu kiến thức chuyên môn để quản trị được giải pháp đó. Điều này khiến các khoản đầu tư không hiệu quả và kết quả kinh doanh không như mong đợi.
Các Yếu Tố Quan Trọng Trong Việc Đánh Giá Các Giải Pháp MarTech
1. Tính Năng Sản Phẩm:
- Chức năng sử dụng: Phân tích chi tiết liệu các tính năng của giải pháp có đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp hay không.
- Khả năng tùy chỉnh: Đánh giá tính linh hoạt của giải pháp, dễ sử dụng và khả năng tích hợp với các hệ thống hiện có.
- Chi phí: So sánh giá giữa các giải pháp và xem xét Tổng Chi Phí Sở Hữu (TCO).
Gợi ý cách đánh giá để lựa chọn được giải pháp martech phù hợp
Tiêu chí | Trọng số đánh giá (%) | Giải pháp A | Giải pháp B | Giải pháp C |
1. Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh | 15 | 8 | 9 | 6 |
2. Subscription cost | 15 | 7 | 8 | 9 |
3. Dễ sử dụng | 15 | 9 | 8 | 7 |
4. Thời gian thiết lập hoặc cấu hình | 15 | 6 | 7 | 8 |
5. Khả năng mở rộng | 10 | 7 | 8 | 6 |
6. Khả năng tương thích với hệ thống nội bộ hiện tại | 10 | 9 | 7 | 8 |
7. Bảo mật dữ liệu | 10 | 8 | 9 | 7 |
8. Các chi phí “ẩn” | 10 | 6 | 7 | 8 |
Total | 100 | 7.5 | 7.9 | 7.4 |
2. Yếu Tố Nhà Cung Cấp Giải Pháp
- Uy tín: Đánh giá thương hiệu, kinh nghiệm, quy mô và độ tin cậy của nhà cung cấp.
- Chuyên môn: Đánh giá khả năng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ khách hàng của nhà cung cấp.
- Dịch vụ tư vấn & hỗ trợ : Đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ, thời gian phản hồi và khả năng giải quyết vấn đề.
3. Các Yếu Tố Trong Quá Trình Triển Khai
- Thời gian triển khai: Dự đoán thời gian cần thiết để triển khai đầy đủ giải pháp.
- Phương pháp triển khai: Đánh giá liệu phương pháp triển khai có phù hợp với quy mô và đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp hay không.
- Hỗ trợ sau triển khai: Đánh giá các dịch vụ hỗ trợ như đào tạo, bảo trì và nâng cấp
Đề Xuất Đánh Giá Cho Các Nhà Tư Vấn & Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Triển Khai
Quá Trình Lựa Chọn Và Triển Khai Giải Pháp Martech
Tiêu chí | Trọng số đánh giá (%) | Nhà cung cấp 1 | Nhà cung cấp 2 | Nhà cung cấp 3 |
1. Chi phí | 15 | 9 | 8 | 7 |
2. Chuyên môn theo ngành | 15 | 8 | 7 | 8 |
3. Mức độ cam kết | 15 | 7 | 8 | 7 |
4. Kinh nghiệm tư vấn chiến lược | 15 | 8 | 9 | 6 |
5. Kinh nghiệm triển khai | 10 | 9 | 8 | 7 |
6. Quản lý dự án | 10 | 7 | 8 | 7 |
7. Thời gian triển khai | 10 | 6 | 7 | 8 |
8. Hỗ trợ đào tạo | 10 | 8 | 9 | 6 |
9. Dịch vụ hỗ trợ sau triển khai | 5 | 7 | 6 | 7 |
Total | 100 | 7.8 | 8.0 | 7.0 |
Xác Định Mục Tiêu: Rõ ràng xác định các mục tiêu kinh doanh cần đạt được thông qua việc sử dụng MarTech.
Nghiên Cứu Và So Sánh: So sánh các giải pháp MarTech khác nhau dựa trên các tiêu chí đã thiết lập trong giai đoạn đánh giá.
Chọn Nhà Cung Cấp: Đưa ra quyết định cuối cùng về nhà cung cấp dựa trên các đánh giá và so sánh.
Triển khai dự án:
Triển Khai Dự Án:
- Lập kế hoạch: Phát triển kế hoạch chi tiết cho quá trình triển khai, bao gồm các giai đoạn, nguồn lực và trách nhiệm.
- Thực hiện: Tiến hành triển khai theo kế hoạch đã đề ra.
- Đánh giá và Tối ưu hóa: Đánh giá hiệu quả của giải pháp sau khi triển khai và thực hiện các điều chỉnh cần thiết.
Vai Trò Của Đối Tác Tư Vấn Martech
- Lợi Ích Của Việc Thuê Tư Vấn Martech:
- Có iến thức chuyên môn: Các nhóm tư vấn sở hữu kiến thức sâu rộng về các giải pháp MarTech khác nhau.
- Tiết kiệm thời gian: Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc nghiên cứu và lựa chọn giải pháp.
- Tối ưu hóa đầu tư: Đảm bảo rằng doanh nghiệp đầu tư vào các giải pháp phù hợp nhất.
2. Quy Trình Làm Việc Của Đối Tác Tư Vấn:
- Phân tích nhu cầu: Hiểu rõ nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp.
- Đề xuất giải pháp: Đề xuất các giải pháp tối ưu và phù hợp.
- Hỗ trợ triển khai: Hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt các giai đoạn triển khai và vận hành.
Hướng dẫn cách tính toán các tiêu chí
- Trọng số (%): Mỗi tiêu chí có một trọng số và tổng trọng số của tất cả các tiêu chí trong mỗi bảng phải bằng 100%.
- Điểm (1-10): Đánh giá mỗi nhà cung cấp theo thang điểm từ 1 đến 10 dựa trên mức độ đáp ứng từng tiêu chí.
- Tổng điểm: Tính tổng điểm cho mỗi nhà cung cấp bằng cách nhân điểm số với trọng số tương ứng, sau đó cộng tất cả các kết quả để có tổng điểm
Tiêu chí | Điểm đánh giá | Trọng số đánh giá (%) | Điểm x Trọng số |
Tiêu chí 1 | Ví dụ: 8 | Ví dụ: 20 | 8 x 20% = 1.6 |
Tiêu chí 2 | Ví dụ: 7 | Ví dụ: 15 | 7 x 15% = 1.05 |
Tiêu chí 3 | Ví dụ: 9 | Ví dụ: 15 | 9 x 15% = 1.35 |
Các tiêu chí khác…. | …. | …. | …. |
4. Điều chỉnh trọng số: Tùy thuộc vào nhu cầu và ưu tiên của công ty, bạn có thể điều chỉnh trọng số của từng tiêu chí để phù hợp hơn với yêu cầu cụ thể.